Để giao kết hợp đồng điện tử thì các bên tham gia giao kết cần phải tuân thủ theo các quy định về hợp đồng điện tử. Bạn có biết các quy định về hợp đồng điện tử này được pháp luật Việt Nam quy định ra sao? Để nắm rõ các quy định và giúp bạn có những kiến thức cơ bản để thực hiện hợp đồng điện tử và phòng tránh các rủi ro thì chúng tôi đã tổng hợp các quy định hợp đồng điện tử sao đây.
1. Luật giao dịch điện tử
Luật giao dịch điện tử 2005 có nêu rõ: Để có thể sử dụng thực hiện, sử dụng hợp đồng điện tử thì các bên tham gia sẽ phải bắt buộc tuân thủ theo đúng các quy định mà pháp luật đề ra. Tuy là hợp đồng được thể hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu, nhưng nó vẫn có giá trị pháp lý tương tự với hợp đồng giấy truyền thông và giá trị pháp lý của nó không thể được phủ nhận.
2. Quy định về hợp đồng điện tử đối với địa điểm và thời gian
Điều 17, Luật giao dịch điện tử có quy định về thời điểm cùng thời gian truyền đi thông điệp dữ liệu của các bên tham gia thực hiện hợp đồng điện tử được quy định rõ ràng như sau: Điều kiện các bên tham gia giao dịch không có các thỏa thuận về địa điểm và thời gian nào khác thì chính xác địa điểm và thời gian gửi thông điệp dữ liệu là:
- Thời gian: Chính xác là thời điểm mà các thông điệp dữ liệu truyền đến hệ thống mà không trong quyền kiểm soát của người đã khởi tạo.
- Địa điểm:
- Cơ quan, tổ chức: Thì địa điểm là trụ sở của người khởi tạo (cơ quan, tổ chức).
- Cá nhân: Nếu cá nhân là người khởi tạo thì địa điểm sẽ là nơi cư trú cả người đó.
- Địa điểm sẽ được tính là trụ sở mật thiết với giao dịch nếu người khởi tạo có nhiều trụ sở.
3. Quy định về hợp đồng điện tử đối với việc nhận thông điệp dữ liệu
Điều 18, Luật giao dịch điện tử 2005 quy định về hợp đồng điện tử trong việc nhận thông điệp dữ liệu như sau: Người được người khởi tạo chỉ định nhận thông điệp dữ liệu là người nhận thông điệp dữ liệu, sẽ không bao gồm người trung gian gửi thông điệp dữ liệu.
Điều kiện các bên tham gia giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử không có các thỏa thuận khác thì nhận thông điệp dữ liệu sẽ được thực hiện theo quy định sau:
- Nếu thông điệp dữ liệu đã được nhập vào hệ thống do chính người đó chỉ định và truy cập thì trường hợp này người nhận được tính là được nhận.
- Loại bỏ trường hợp thông điệp dữ liệu là bản sao được tách ra từ một thông điệp dữ liệu khác thì người nhận được quyền xem từng thông điệp dữ liệu là độc lập.
- Người nhận cần thực hiện theo yêu cầu, thỏa thuận và gửi thông báo xác nhận rằng thông điệp dữ liệu đã được nhận. Với điều kiện người khởi tạo gửi yêu cầu và thỏa thuận cho người nhận.
- Người khởi tạo tuyên bố giá trị của thông điệp dữ liệu khi có được thông báo đã nhận thông điệp dữ liệu của người nhận.
Chú ý: Giá trị pháp lý trong giao kết cùng thực hiện hợp đồng điện tử được thực hiện dưới dạng thông điệp dữ liệu sẽ có giá trị pháp lý như thông báo được sử dụng bằng phương pháp truyền thống.
4. Quy định khi giao kết hợp đồng điện tử
Để thực hiện hành công giao kết hợp đồng điện tử và tránh được các loại rủi ro pháp lý hay giả mạo chữ ký thì các doanh nghiệp hay cá nhân thực hiện giao kết hợp đồng điện tử cần hiểu rõ quy trình giao kết hợp đồng điện tử sau:
Bước 1: Bên tham gia đề nghị giao kết cùng thiết lập hợp đồng điện tử.
Trong quá trình bắt đầu giao kết hợp đồng điện tử thì sẽ có 1 đại diện đứng ra đề nghị giao kết và thiết lập hợp đồng điện tử dừa vào thỏa thuận chung được 2 bên đồng ý trước đó.
Công việc mà bên đề nghị thực hiện giao kết và thiết lập như sau:
- Tiến hành đăng nhập vào hệ thống hợp đồng điện tử.
- Tạo hợp đồng điện tử (có đầy đủ các điều khoản, quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của những bên tham gia giao kết hợp đồng điện tử).
- Xác định các yêu cầu, vị trí và chủ thể ký.
Bước 2: Xác nhận hợp đồng điện tử đến từ bên ký nhận.
Các bên đối tác sẽ thực hiện truy cập vào đường dẫn hệ thống điện tử để xác nhận các điều khoản sau khi nhận được hợp đồng điện tử.
Sẽ có 2 trường hợp xảy ra sau khi xác nhận điều khoản: Thứ nhất, người nhận đồng ý với các điều khoản và tiến hành sử dụng chữ ký điện tử hay chữ ký số để xác nhận. Thứ hai, người nhận không đồng ý với điều khoản hay nội dung có trên hợp đồng điện tử thì sẽ tiến hành gửi yêu cầu chỉnh sửa.
Bước 3: Hoàn thành và thực hiện hợp đồng điện tử
sau khoản thời gian thực hiện các chỉnh sửa dựa theo yêu cầu của các bên và được chấp thuận, thì đây là lúc thực hiện ký điện tử. Giá trị của hợp đồng điện tử sẽ có giá trị pháp lý ngay khi các bên tham gia hợp đồng thực hiện ký đầy đủ dựa theo quy định của Luật giao dịch điện tử.
Hệ thống sẽ gửi lại thông báo hoàn tất ký hợp đồng, với thông báo này thì tất cả các em điều sẽ được nhận. Dựa trên các quy định về hợp đồng điện tử thì chúng sẽ có có giá trị tương đương với hợp đồng giấy truyền thống và các bên sẽ phải thực hiện đúng các quyền và trách nhiệm đã được nêu trong hợp đồng.
- Dịch vụ SIP Trunking Viettel 2021
- Công nghệ QR Code – Ứng dụng truy xuất nguồn gốc Vmark Viettel 2022
- Khuyến Mãi Lắp Wifi Viettel Đà Nẵng – Bảng Giá Cước Wifi Mới Nhất
- Hướng dẫn chuyển đổi hóa đơn điện tử Viettel thông tư 78 (sinvoice)
- Chữ ký điện tử cá nhân là gì? Lợi ích khi sử dụng chữ ký số cá nhân
- Đồng hồ giám sát trẻ em Mykid- Định vị trẻ em – quản lý trẻ hiệu quả
- Cài đặt biểu mẫu gửi mail trên PM Hóa đơn điện tử Viettel